Nội dung bài viết
Không còn nỗi ám ảnh phải nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày bằng máy nội soi kỹ thuât số hiện đại của hãng sản xuất máy nội soi số 1 thế giới OLYMPUS Nhật Bản. Có dây soi rất nhỏ và mềm đường kính 5.5 mm có thể đi qua mũi hoặc miệng ( dây soi dạ dày thông thường đi qua miệng có đường kính 9.8 mm). Không gây đau, không gây nôn, giảm tối đa khó chịu 90% so với nội soi qua miệng.
Bệnh nhân có thể nói chuyện bình thường trong quá trình nội soi. Không cần gây mê do rất dễ chịu, do đó bệnh nhân không phải mất thời gian hồi tỉnh sau gây mê, không phải chịu tác dụng phụ của thuốc gây mê, có thể về nhà ngay. Vì sự dễ chịu như vậy mà phương pháp này có thể nội soi dạ dày cho trẻ em lớn và phụ nữ.
Chỉ trong vòng 6-7 phút mọi ngóc ngách của thực quản, dạ dày và hành tá tràng sẽ được nhìn thấy trực tiếp trên màn hình. Với chức năng NBI phủ màu và khuếch đại tổn thương, những khối u nhỏ dưới 1cm sẽ được phát hiện sớm. Hình ảnh nội soi rõ nét, có chức năng phủ màu đánh giá nguy cơ ác tính của khối u.
Hình ảnh được sao lưu dưới dạng kỹ thuật số, có thể gửi hội chẩn và lưu qua email, Zalo, facebook. Sau nhiều năm bệnh nhân khám lại vẫn có thể truy xuất kết quả nội soi cũ để so sánh, đánh giá diễn biến của bệnh.
Đa số ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm gần như không có triệu chứng gi đặc hiệu. Đến khi có biểu hiện như đau nhiều. nôn. ăn không tiêu, sụt cân thì đa số đã là giai đoạn muộn rồi. Để phát hiện u và loét dạ dày từ giai đoạn sớm thì ít nhất 1 năm chúng ta nên nội soi dạ dày 1 lần, đặc biệt với những người có vi khuẩn HP dương tính, có bệnh lý dạ dày mạn tính.
Bác sỹ Giang có trên 23 năm kinh nghiệm với hàng nghìn ca nội soi thành công sẽ trực tiếp nội soi cho bạn.
Nội soi dạ dày công nghệ mới nhất hiện nay là gì?
Kỹ thuật nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI là gì?
Nội soi thực quản, dạ dày, hành tá tràng với dải tần hẹp NBI (Narrow Banding Imaging) là kỹ thuật có sử dụng bộ lọc R/G/B filter và loại ánh sáng đơn sắc, dựa trên nguyên lý là sử dụng bộ phân tích xử trí ánh sáng với hai bước sóng 415nm (415 ± 30nm) và 540nm (540 ± 30nm) và hệ thống kính lọc.
Kỹ thuật này mang đến hình ảnh có khả năng phân biệt rõ hơn về một số đặc điểm, đặc thù cụ thể giữa tổ chức bệnh lý và tổ chức bình thường, các mức độ khác nhau ở niêm mạc và tăng độ tương phản trên bề mặt biểu mô của mạng mao mạch dưới niêm mạc để đưa ra hình ảnh chẩn đoán chính xác hơn trong chẩn đoán bệnh lý thực quản, dạ dày, tá tràng ở người bệnh nghi ngờ ung thư đường tiêu hóa.
Thông qua kỹ thuật nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI, các bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện các điểm bất thường xảy ra tại dạ dày, các ổ viêm loét, loạn sản, dị sản, ung thư sớm. Khi tiến hành nội soi thực quản thì có thể phát hiện được bệnh thực quản do trào ngược, nguyên nhân gây ra bệnh ung thư thực quản.
Khi tiến hành dạ dày thực quản, NBI giúp phát hiện các polyp và phân biệt polyp ác tính, lành tính hoặc các tổn thương dạng loét nghi ngờ ung thư, từ đó giúp cho việc đưa ra phác đồ điều trị được kịp thời và nâng cao chất lượng sống và tuổi thọ của người bệnh.
Kỹ thuật nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI được đánh giá là phương pháp tốt nhất để giúp sàng lọc ung thư sớm nhất hiện nay.
Kỹ thuật nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI được đánh giá là phương pháp tốt nhất để giúp tầm soát ung thư thực quản, dạ dày, tá tràng sớm nhất hiện nay
Đối tượng thực hiện kỹ thuật nội soi dải tần ánh sáng hẹp (NBI)
Kỹ thuật nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI được chỉ định cho những đối tượng sau:
- Người bệnh bị nghi ngờ có bệnh lý dạ dày mà không có chống chỉ định;
- Người bị thiếu máu chưa rõ nguyên nhân;
- Nội soi tầm soát: Ung thư, Barett thực quản, hội chứng đa polyp…;
- Nội soi can thiệp: Lấy dị vật đường tiêu hóa, Xuất huyết tiêu hoá, cắt polyp, cắt hớt niêm mạc điều trị ung thư sớm…;
Chống chỉ định nội soi với các trường hợp:
- Người bệnh trong tình trạng suy hô hấp;
- Người bệnh suy tim nặng;
- Người bệnh rối loạn tâm thần không hợp tác;
- Nghi ngờ hội chứng mạch vành cấp;
- Nghi ngờ phình, tách động mạch chủ;
- Tăng huyết áp chưa kiểm soát được;
- Nghi ngờ thủng tạng rỗng;
Chống chỉ định tương đối với trường hợp tụt huyết áp HA tâm thu < 90mmHg.
Ưu điểm của kỹ thuật nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI
Không giống với kỹ thuật nội soi thông thường là sử dụng ánh sáng tự nhiên, kỹ thuật nội soi dải tần ánh sáng hẹp với hệ thống máy nội soi NBI (Narrow Band Imaging) kết hợp song hành 2 chế độ:
Chế độ dải tần ánh sáng hẹp (NBI: Narrow Band Imaging) chỉ sử dụng ánh sáng với bước sóng 415nm và bước sóng 540nm cho phép nội soi NBI tập trung phân tích chi tiết hơn, kỹ lưỡng hơn và cho kết quả tốt hơn nội soi độ phân giải cao đối với các biến đổi hệ thống mao mạch nông nuôi dưỡng lớp niêm mạc và ở lớp bề mặt niêm mạc ống tiêu hóa. Kết quả nội soi NBI nhờ đó mà sẽ tốt hơn so với phương pháp nội soi độ phân giải cao thông thường;
Chế độ nội soi với độ phân giải cao thông thường sử dụng ánh sáng tự nhiên có bước sóng dao động trong khoảng 400-700nm.
Chính vì những ưu điểm nổi bật này mà kỹ thuật nội soi NBI đã được áp dụng chẩn đoán ung thư thực quản – dạ dày – đại trực tràng ở giai đoạn sớm và rất sớm. Ở giai đoạn này, người bệnh chỉ cần tiến hành nội soi ống mềm, kết hợp can thiệp điều trị cắt bỏ lớp niêm mạc ống tiêu hóa tổn thương là có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
Kỹ thuật nội soi NBI mang đến hiệu quả điều trị tốt, thời gian sống sau điều trị của bệnh nhân dài hơn với chất lượng cuộc sống tốt hơn. Người bệnh ung thư đường tiêu hóa hoàn toàn không cần phải điều trị phối hợp thêm bằng các phương pháp khác như xạ trị, hóa trị…
Quy trình nội soi dạ dày đường mũi dải tần ánh sáng hẹp (NBI) tại phòng khám Bs Giang
Nội soi dạ dày qua đường mũi là một bước tiến mới trong y học giúp chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến dạ dày, từ đó giúp bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả nhất đối với từng người bệnh.
Nội soi dạ dày qua đường mũi là gì?
Nội soi dạ dày qua đường mũi là phương pháp thăm khám trực tiếp dạ dày (tương tự như nội soi qua đường miệng) nhờ một ống soi mềm, nhỏ, nhẹ, có gắn camera ở một đầu… được đưa vào qua đường mũi. Nhờ quan sát hình ảnh trên máy soi, bác sĩ có thể nhận biết các dấu hiệu bất thường xảy ra bên trong dạ dày, từ đó chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị thích hợp, hiệu quả. Hiện nay, nội soi dạ dày qua đường mũi đang được áp dụng ngày càng phổ biến.
Ở phương pháp nội soi này, dây soi có khả năng đi xuống tương đối sâu vào cơ thể của người bệnh. Nó đã có thể nội soi mũi, thực quản, xuống dạ dày, thậm chí cả hành tá tràng và tá tràng. Việc đi sâu vào cơ thể hầu như không làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh cũng như không khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu hơn.
Ảnh minh họa: Nội soi dạ dày đường mũi
Quy trình nội soi dạ dày qua đường mũi
Thông thường, quy trình nội soi dạ dày qua đường mũi có một số bước tương đối giống với quy trình nôị soi dạ dày bình thường. Các bước tiến hành như sau:
- Thăm khám ban đầu, khám sức khoẻ tổng quát, đánh giá các nguy cơ, trao đổi về chỉ định và chống chỉ định trước khi nội soi, các biến chứng và nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình nội soi. Có một số người bệnh có thể chưa tiến hành nội soi được ngay mà phải chờ điều trị ổn định một số bệnh hoặc cần phải làm các biện pháp khác phù hơn hơn với cá thể bệnh của họ. Sau khi bác sĩ đánh giá cẩn thận về sự an toàn tối đa cho người bệnh và bệnh nhân đã hiểu rõ quuy trình nội soi, thoải mái tự nguyện đồng ý nội soi thì bệnh nhân sẽ được đưa đến phòng nội soi để tiến hành nội soi.
- Các bác sĩ sẽ giải thích các thắc mắc của bệnh nhân đồng thời trao đổi về triệu chứng, các loại thuốc đang sử dụng và tiền sử dị ứng thuốc của bệnh nhân.
- Nội soi dạ dày qua đường mũi được tiến hành với ít nhất 1 bác sĩ và 2 điều dưỡng ở phòng soi.
- Bệnh nhân sẽ được lắp máy monitoring để theo dõi liên tục điện tim, huyết áp, nhịp thở, SPO2
- Bệnh nhân nằm nghiêng về phía trái hoặc ngồi thẳng đối với các trường hợp khó.
- Có thể gây tê bên lỗ mũi soi bằng thuốc gây tê chuyên dụng (có thể có hoặc không tùy vào lựa chọn của người bệnh).
- Đưa máy soi qua đường mũi xuống hầu họng đến thực quản, dạ dày, hành tá tràng… của bệnh nhân, bơm hơi và tiến hành quan sát hình ảnh thu được trên màn hình nội soi.
- Rút máy, Rửa và khử khuẩn máy soi theo quy định. In kết quả vi tính màu. Lưu kết quả để theo dõi cho lần khám tới.
- Người bệnh sau đó được bác sĩ in trả kết quả nội soi, tư vấn về tình trạng bệnh, dặn dò và hướng dẫn điều trị.
Nội soi dạ dày qua đường mũi có đau không?
Nội soi dạ dàylà một trong những nỗi ám ảnh của người bệnh, rất nhiều người sợ không dám đi nội soi vì sợ đau, sợ khó chịu. Vậy nội soi dạ dày qua đường mũi có đau không? Khác với phương pháp truyền thống, tức là nội soi bằng đường miệng, do sử dụng ống nội soi có kích thước nhỏ và rất mềm đi qua đường mũi xuống thực quản, hành tá tràng nên phương pháp này rất ít gây đau cho bệnh nhân.
Một số ưu điểm của nội soi qua đường mũi có thể kể đến như:
- Giảm khó chịu đáng kể: Do ống nội soi rất nhỏ đi qua mũi nên rất ít gây kích thích lưỡi gà, đáy lưỡi, vòm khẩu cái, rất ít gây đau và giảm thiểu đáng kể phản xạ nôn ói.
- Hiệu quả cao: So với các phương pháp khác, khi đi qua các tổn thương gây chít hẹp ống tiêu hóa trên, nội soi qua đường mũi mang lại hiệu quả tốt hơn. Không chỉ vậy, phương pháp này còn giúp các bác sĩ có thể quan sát sâu và chi tiết hơn ở những vị trí mà ống nội soi truyền thống không thực hiện được. Tiện thể Bs sẽ xem được luôn bệnh lý, u ở khe mũi, vòm họng và dây thanh âm.
- An toàn: Do không cần gây mê, ít gây thay đổi về huyết áp, nhịp tim giúp tâm lý người bệnh ổn định nên các bác sĩ có thể dễ dàng thực hiện thủ thuật và hạn chế các nguy cơ xảy ra biến chứng.
- Ống nội soi có kích thích nhỏ, đường kính khoảng 5 mm nên không gây khó chịu, bệnh nhân có thể giao tiếp với bác sĩ trong quá trình nội soi.
Ảnh minh họa: Nội soi dạ dày đường mũi có đau không?
Khi nào nên thực hiện nội soi dạ dày qua đường mũi?
Do không được chẩn đoán và điều trị sớm, nhiều người mắc các bệnh lý về dạ dày đã bị biến chứng thành những bệnh vô cùng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày thậm chí là ung thư dạ dày… Nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Do đó, người bệnh nên khám ở những cơ sở y tế uy tín để có thể phát hiện được sớm các triệu chứng bất thường ngay từ giai đoạn đầu. Với nhiều ưu điểm mà nội soi dạ dày qua đường mũi, bệnh nhân nên lựa chọn phương pháp này để thăm khám khi thấy cơ thể có các biểu hiện như:
- Mệt mỏi, chán ăn.
- Thường xuyên đau vùng thượng vị kèm theo buồn nôn sau khi ăn
- Nôn ra máu, thiếu máu, đi ngoài ra phân đen
- Ợ chua, ợ hơi, chậm tiêu, trào ngược thức ăn
- Đau họng kéo dài, ho và có đờm.
- Khó nuốt, nuốt vướng như có dị vật mắc ở cổ họng.
- Người đang theo dõi bệnh lý dạ dày
- Người có bệnh polyp có yếu tố gia đình
- Sút cân bất thường không rõ nguyên nhân
- Khám sức khoẻ định kì 6 tháng một lần, tầm soát ung thư dạ dày, thực quản.
Một vài lưu ý trước và sau khi nội soi dạ dày qua đường mũi
Để bảo đảm cho quá trình nội soi được diễn ra thuận lợi, an toàn bệnh nhân cần chú ý thực hiện một số điều sau đây:
Trước khi nội soi
Nhịn ăn ít nhất là 6 tiếng trước khi tiến hành nội soi. Nó sẽ giúp giảm thiểu tình trạng nôn ói, đồng thời giúp bác sĩ dễ dàng quan sát được các tổn thương trong lớp niêm mạc dạ dày.
Cần thông báo cho các bác sĩ tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe và những loại thuốc mà bản thân đang dùng để điều trị. Đặc biệt là các loại thuốc điều trị viêm dạ dày hoặc bị các vấn đề về đường hô hấp, tim mạch.
Nếu nội soi dạ dày qua đường mũi có gây mê, cần đến cơ sở y tế trước để được thử thuốc. Sau đó, cần phải chờ khoảng 1 tiếng đồng hồ để thuốc phát huy tác dụng rồi mới tiến hành nội soi.
Thông báo với các bác sĩ về những loại thuốc đã từng dị ứng hoặc các chất đã từng gây dị ứng cho cơ thể. Tùy vào từng cơ địa mà các bác sĩ có thể cho phép bạn uống ít nước, nên uống nước ấm.
Sau khi nội soi
Sau quá trình nội soi, tuyệt đối không ăn uống bất cứ thứ gì. Vì lúc này dạ dày chưa được ổn định, nếu ăn uống lúc này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu.
Nên ở lại cơ sở y tế khoảng 1 – 2 tiếng đồng sau ca nội soi. Điều này sẽ giúp bác sĩ chủ động hơn trong việc xử lý các biến chứng nếu có.
Khi đã trở về nhà, nếu thấy cơ thể có các biểu hiện đau tức ngực, đau quặn bụng, khó thở, nôn ói… hay bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần báo ngay với cơ sở y tế nơi vừa thực hiện nội soi để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ.
Sử dụng các thực phẩm mềm, dễ tiêu sau khi nội soi để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Nội soi dạ dày cần chuẩn bị gì
Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng ở đâu thì tốt?
Phòng khám Bs Giang đã đưa vào ứng dụng phương pháp nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng dải tần hẹp NBI trong tầm soát ung thư đường tiêu hóa từ năm 2010
Đây là hệ thống nội soi ống mềm hiện đại bậc nhất của hãng Olympus – Nhật bản. Kỹ thuật nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI (Narrow Banding Imaging – NBI) đã tạo nên tiếng vang lớn, là một bước đột phá đối với sàng lọc và chẩn đoán ung thư thực quản, ung thư dạ dày tá tràng, đại tràng, trực tràng ở giai đoạn sớm và rất sớm. Với những hình ảnh nội soi có độ tương phản và độ phân giải cao, các bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện những thay đổi nhỏ về màu sắc, hình thái của tổn thương ung thư và tiền ung thư ở người bệnh mà nội soi thông thường khó phát hiện để kịp thời đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, ngăn ngừa biến chứng.
Không chỉ có quy trình kỹ thuật điều trị chuẩn, đảm bảo an toàn, chất lượng với hệ thống nội soi chẩn đoán hiện đại, bao gồm cả hệ thống nội soi với dải tần ánh sáng hẹp NBI, Khách hàng còn được Bs Giang có trên 20 năm kinh nghiệm, trực tiếp thực hiện nội soi dạ dày với dây soi rất nhỏ và mềm có thể đi qua đường mũi, không ngoáy vào họng, lưỡi nên không gây đau, không gây nôn, không khó chịu nên các bạn yên tâm nhé.
Sau khi nội soi dạ dày nên ăn gì?
Hiện nay, nội soi là phương pháp phổi biến và hiệu quả trong việc chuẩn đoán các bệnh lý về tiêu hóa. Sau khi nội soi dạ dày nên ăn gì? Nội soi dạ dày xong bao lâu thì được ăn? luôn là câu hỏi được nhiều người sau khi nội soi dạ dày quan tâm.
Nội soi dạ dày xong bao lâu thì được ăn?
Người bệnh sau khi nội soi dạ dày xong sẽ gặp phải một số triệu chứng như cảm giác chướng bụng nhẹ, đau rát họng, khó nuốt nước bọt, đau bụng,… nhưng những vấn đề này sẽ giảm dần sau đó nên cũng không cần phải quá lo lắng. Vì vậy, để đảm bảo cho dạ dày được an toàn, giảm bớt cảm giác khó chịu thì tốt nhất người bệnh không nên ăn uống gì trong khoảng từ 1 đến 2 giờ đầu. Sau đó có thể ăn uống nhẹ nhàng để đảm bảo dạ dày được khỏe mạnh.
Sau khi thực hiện nội soi dạ dày, người bệnh không được uống nước hay ăn bất cứ thứ gì trong khoảng 1 đến 2 giờ đầu. Sau thời gian đó có thể uống sữa lạnh hoặc trà đường để làm giảm cơn đói. Sau đó, nếu người bệnh không có những dấu hiệu nôn ói thì có thể chế biến và ăn những món ăn mềm, loãng dễ tiêu hóa như cháo loãng từ gạo, không nên ăn cháo thịt.
Ảnh minh họa: Nội soi dạ dày xong bao lâu thì được ăn?
Sau khi nội soi dạ dày nên ăn gì?
Sau khoảng 2 giờ kể từ khi nội soi xong, người bệnh có thể uống sữa lạnh hoặc trà đường để làm giảm cơn đói. Sau đó, nếu không có những dấu hiệu nôn ói thì có thể ăn những món ăn mềm, loãng dễ tiêu hóa như cháo loãng từ gạo, không nên ăn cháo thịt.
Bữa ăn tiếp theo trong ngày nội soi, người bệnh cũng chỉ nên uống sữa lạnh hoặc ăn cháo loãng để đảm bảo cho dạ dày hấp thu các chất dinh dưỡng được dễ dàng.
Người sau khi thực hiện nội soi cần phải thực hiện các biện pháp ăn uống lành mạnh là điều nên làm, nhưng để cho hệ tiêu hóa được hồi phục nhanh chóng và lấy lại sự cân bằng thì cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống trong 2-3 ngày tiếp theo.
Nếu như ở ngày đầu tiên sau khi nội soi, người bệnh chỉ nên ăn cháo loãng và uống sữa đặc thì trong 2- 3 ngày tiếp đó có thể ăn những thức ăn có khả năng hạn chế việc đau dạ dày qua quá trình tiết dịch vị acid dạ dày, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày như bánh mì, sữa, khoai tây…
Các món ăn được chế biến từ những loại thực phẩm giúp hạn chế và trung hòa dịch vị acid cũng nên được chế biến kỹ, mềm và loãng như cháo, súp, các món được ninh và hầm nhừ. Cũng cần lưu ý là người bệnh không nên ăn quá no trong một lần, có thể chia các bữa chính thành những bữa ăn nhỏ để dùng trong ngày, mỗi bữa cách nhau ít nhất là 3 -4 tiếng.
Các loại thực phẩm nên tránh sau khi thực hiện nội soi dạ dày
Ảnh hinh họa: Không nên ăn gì sau khi nội soi dạ dày?
Bên cạnh những loại tốt cho dạ dày của bạn thì cũng có những thức ăn sẽ làm cho hệ tiêu hóa của chúng ta bị tổn thương cần phải chú ý tới vấn đề này. Để dạ dày mau khỏe lại, người bệnh nên tránh ăn những loại thực phẩm như sau:
- Các loại thực phẩm có tích lượng axit cao như chanh, xoài, bưởi,.. hay các món ăn được muối chua như dưa kiệu, cà muối…
- Một vài loại trái cây có thể gây khó tiêu như táo, đu đủ.
- Những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp và được chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng cũng là các loại thực phẩm nằm trong nhóm gây hại cho dạ dày, do đó bạn nên hạn chế sử dụng.
- Không ăn các loại bánh kẹo, uống những loại nước có ga trong những ngày đầu sau khi nội soi.
- Tránh xa rượu, bia, các loại thuốc lá, cà phê… Vì những chất kích thích này sẽ phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, khiến cho dạ dày bị tổn thương.
- Bên cạnh đó, tránh xa những thức ăn cay nóng vì chúng nó có thể gây tổn thương đến niêm mạc.
Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh giúp dạ dày nhanh chóng được khỏe trở lại thì bạn cũng cần chú ý theo dõi tình trạng cơ thể của mình. Cần phải báo ngay cho các bác sĩ nếu thấy xuất hiện những biểu hiện như sốt, lạnh và run, xuất huyết, đau bụng, nôn mửa, khó nuốt, đau ngực nặng…
Trên đây là một số lưu ý sau khi nội soi dạ dày. Mọi người cố gắng tuân thủ các hướng dẫn để có thể bảo vệ một cách tốt nhất cho dạ dày cũng như sức khỏe của mình nhé.
Để được liên hệ đặt lịch khám với Bs Giang chuyên gia hàng đầu điều trị về các bệnh lý tiêu hóa, gan mật, vui lòng vào phần liên hệ trên website www.bacsygiang.com
Biến chứng sau nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày là một thủ thuật an toàn. Tuy nhiên, vẫn có một số người gặp phải một số biến chứng như nội soi dạ dày xong bị đau bụng, đau họng,…. Vậy làm thế nào để phòng tránh cũng như hạn chế những biến chứng như trên? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Nội soi dạ dày là một trong những kỹ thuật y học hiện đại được áp dụng ngày càng phổ biến trong khám và chữa bệnh. Bằng những công cụ chuyên biệt, các bác sĩ có thể quan sát trực tiếp đường tiêu hóa, từ đó có thể đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất tình trạng của người bệnh. Ngoài ra, nó còn tiết kiệm được nhiều thời gian cho bệnh nhân, chỉ cần tốn khoảng 10 phút là đã hoàn thành xong một cuộc nội soi. Chính vì vậy, phương pháp này được nhiều người lựa chọn trong việc thăm khám và điều trị.
Ảnh minh họa: Biến chứng sau nội soi dạ dày
Tuy nhiên, nội soi dạ dày cũng tồn tại những hạn chế nhất định và có thể gây ra không mong muốn cho bệnh nhân, Cụ thể:
- Nếu nội soi dạ dày bằng đường miệng, người bệnh có thể bị đau miệng, buồn nôn, đau họng sau khi nội soi dạ dày.
- Nội soi bằng đường mũi tuy có an toàn hơn, dễ chịu hơn nhưng có thể có đau mũi chút ít, chảy máu mũi có thể xảy ra nhưng khỏi rất nhanh sau vài phút.
- Có thể bị rách thực quản, dạ dày, tá tràng dẫn đến đau bụng sau khi nội soi dạ dày. Do khi nội soi, các bác sĩ sẽ cho ống nội soi đi từ mũi hoặc miệng người bệnh, xuống thực quản và đến dạ dày, nếu không cẩn thận nó có thể cọ xát với niêm mạc thực quản, niêm mạc dạ dày làm rách và chảy máu gây đau đớn cho người bệnh.
- Người bệnh có thể bị đau vùng ngực hoặc bị trào ngược dạ dày sau khi thực hiện nội soi dạ dày.
- Có thể gây ra nhiễm trùng, gây nghẽn, chít hẹp dạ dày hoặc bị shock phản vệ sau khi nội soi.
- Cảm giác chán ăn, khó nuốt, sụt cân nhẹ có thể xảy ra.
- Đối với các trường hợp sử dụng phương pháp nội soi dạ dày có gây mê, tình trạng tụt huyết áp, khó thở, rối loạn nhịp tim có thể xảy ra.
Mặc dù nội soi dạ dày có thể mang lại kết quả chẩn đoán bệnh chính xác và nhanh chóng nhưng chúng cũng có các hạn chế. Chính vì vậy, sau khi thực hiện xong ca nội soi người bệnh phải được theo dõi và báo ngay cho bác sĩ nếu thấy các biểu hiện bất thường.
Cần chuẩn bị gì trước khi tiến hành nội soi?
Để quá trình nội soi được diễn ra thuận lợi và cũng là hạn chế đến mức tối đa các biến chứng không mong muốn như đau họng, đau bụng sau khi nội soi dạ dày, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng để tiến hành khám bệnh dạ dày bằng phương pháp nội soi.
- Nhịn ăn ít nhất là 6 tiếng trước khi nội soi dạ dày.
- Trước khi nội soi không được uống sữa, các loại nước có gas, có cồn và đặc biệt là các loại nước có màu. Chúng sẽ làm cản trở việc quan sát của bác sĩ khi tiến hành nội soi. Chỉ nên uống nước lọc trước khi nội soi và chỉ uống với một lượng nhỏ.
- Báo ngay với bác sĩ nếu đang được chỉ định điều trị bằng thuốc.
- Phải báo với bác sĩ ngay nếu bạn dị ứng với bất cứ dụng cụ y tế nào.
- Nên có người thân đi cùng khi nội soi. Với những người chọn phương pháp nội soi có gây mê, sau khi tiến hành nội soi người nhà cần theo dõi sát sao bệnh nhân và kịp thời báo với bác sĩ nếu thấy triệu chứng bất thường.
- Không nên tự lái xe trong vòng 24h sau khi nội soi, đặc biệt là nội soi có gây mê.
- Người bệnh chỉ nên ăn sau khi nội soi từ 1 – 2 giờ, nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, món ăn được hấp chín nhừ,….
Đến đây thì mọi người đã có thể rút ra được làm thế nào để sau khi nội soi dạ dày không bị đau bụng, đau họng,… rồi phải không nào. Bất kỳ một thủ thuật nào dù đơn giản hay phức tạp thì đều có thể có những biến chứng không mong muốn xảy ra. Vì vậy, người bệnh cần trang bị cho mình những kiến thức trước khi tiến hành thủ thuật đó để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra nhé.
Nọi soi dạ dày ở đâu an toàn nhất
Không chỉ có quy trình kỹ thuật điều trị chuẩn, đảm bảo an toàn, chất lượng với hệ thống nội soi chẩn đoán hiện đại, bao gồm cả hệ thống nội soi với dải tần ánh sáng hẹp NBI, Khách hàng còn được Bs Giang có trên 20 năm kinh nghiệm, trực tiếp thực hiện nội soi dạ dày rất nhẹ nhàng và cẩn thận, với dây soi rất nhỏ và mềm có thể đi qua đường mũi, không ngoáy vào họng, lưỡi nên không gây đau, không gây nôn, không khó chịu nên các bạn yên tâm nhé.